Gỗ veneer là gì? Tìm hiểu cách phân loại các loại veneer

Bạn đang xem bài viết Gỗ veneer là gì? Tìm hiểu cách phân loại các loại veneer tại Noithattoka.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Ở Việt Nam, gỗ veneer là một vật liệu phổ biến được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất đồ nội thất. Veneer có bề ngoài giống như là gỗ tự nhiên nhưng bên trong lại là từ gỗ công nghiệp. Điều này tạo ra một sản phẩm cuối cùng với vẻ đẹp tự nhiên của gỗ nhưng vẫn đảm bảo tính chất ổn định và đồng nhất của gỗ công nghiệp.

Ưu điểm của gỗ veneer bao gồm khả năng tạo ra sản phẩm với vẻ đẹp tự nhiên, đa dạng về màu sắc và hoa văn, cũng như khả năng chống cong vênh và co ngót tốt hơn so với gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, nhược điểm của gỗ veneer là độ bền không cao bằng gỗ tự nhiên và có thể bị hỏng dễ dàng khi tiếp xúc với nước.

Tính ứng dụng của gỗ veneer rất đa dạng, từ sản xuất đồ nội thất, trang trí nội thất cho đến các công trình kiến trúc. Gỗ veneer được sử dụng để tạo ra các sản phẩm như tủ, bàn, ghế, cửa, sàn nhà và nhiều vật dụng khác trong không gian sống và làm việc.

Với sự kết hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên và tính ứng dụng linh hoạt, gỗ veneer đang trở thành lựa chọn phổ biến trong ngành công nghiệp đồ nội thất và trang trí nội thất tại Việt Nam.

Gỗ veneer là gì?

Gỗ Veneer là gì? Gỗ tự nhiên được cắt mỏng thành tấm có độ dày từ 0.6mm đến dưới 3mm. Sau đó, gắn lên các loại cốt gỗ công nghiệp để tạo ra sản phẩm nội thất hoặc nhạc cụ.

Gỗ veneer là gì? Tìm hiểu cách phân loại các loại veneer

Hình ảnh minh họa: Gỗ veneer được dàn mỏng từ gỗ tự nhiên

Xem Thêm:  Top 15+ Mẫu tủ rượu âm tường thiết kế đẹp, sang trọng nhất

Veneer có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên nhưng các món nội thất làm từ gỗ veneer lại không thuộc dòng nội thất gỗ tự nhiên bởi gỗ veneer có cấu tạo từ cốt gỗ công nghiệp và bề mặt được phủ bằng lát gỗ tự nhiên (veneer). Do đó, khái niệm veneer và gỗ veneer là khác nhau. Chính vì bề mặt được phủ bằng một lớp veneer nên bề ngoài sẽ không có nhiều điểm khác biệt giữa gỗ tự nhiên và gỗ veneer.

Các sản phẩm có bề mặt phủ veneer luôn được đánh giá cao về chất lượng, độ bền cùng những tính năng vượt trội. Đặc biệt, veneer là một giải pháp tốt để bảo vệ tài nguyên môi trường, nhất là trong tình trạng gỗ quý đang có nguy cơ cạn kiệt.

Bảng màu của veneer cũng rất đa dạng tùy vào vân và màu của loại gỗ được đem xẻ. Một số loại gỗ thịt được dùng để làm veneer đó là gỗ xoan đào, gỗ sồi, tần bì, dẻ gai, thông…

Quy trình sản xuất gỗ veneer

Có 5 cách để lạng ra gỗ veneer: bóc lệch tâm, bóc tròn, bóc khối phần tư, cắt phẳng và cắt khối phần tư bán tiếp tuyến xuyên tâm. Quy trình sản xuất ra veneer và gỗ veneer như sau:

Sản xuất veneer – lạng gỗ

Bóc lệch tâm

hinh anh go veneer la gi tim hieu cach phan loai cac loai veneer so 2

Hình ảnh minh họa: Gỗ Veneer – Sản xuất veneer kiểu bóc lệch tâm

Bóc khối phần tư

hinh anh go veneer la gi tim hieu cach phan loai cac loai veneer so 3

Hình ảnh minh họa: Gỗ Veneer – Sản xuất veneer kiểu bóc khối phần tư

Bóc tròn

hinh anh go veneer la gi tim hieu cach phan loai cac loai veneer so 4

Hình ảnh minh họa: Gỗ Veneer – Sản xuất veneer kiểu bóc tròn

Cắt phẳng

hinh anh go veneer la gi tim hieu cach phan loai cac loai veneer so 5

Hình ảnh minh họa: Gỗ Veneer – Sản xuất veneer kiểu cắt phẳng

Cắt khối phần tư bán tiếp tuyến xuyên tâm

hinh anh go veneer la gi tim hieu cach phan loai cac loai veneer so 6

Hình ảnh minh họa: Gỗ Veneer – Sản xuất veneer kiểu cắt khối phần tư bán tiếp tuyến xuyên tâm

Sản xuất gỗ veneer

Bước 1: Chuẩn bị gỗ thịt từ cây sồi, cây óc chó, cây tràm bông vàng… Các loại này cần phải qua xử lý cơ bản như tách vỏ, luộc hoặc ngâm, bỏ nhựa, phơi khô hoặc sấy.

Bước 2: Lạng gỗ thành các lát mỏng dày từ 0.6mm đến dưới 3mm.

Xem Thêm:  “Bật mí” ý tưởng thiết kế homestay độc đáo, hút khách

Bước 3: Sấy khô các lát gỗ bằng máy sấy công nghiệp. Không phơi ngoài ánh nắng tự nhiên bởi nhiệt độ cao sẽ khiến các lát gỗ bị cong vênh hoặc dễ gãy.

Bước 4: Lăn keo lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp (gỗ MFC, MDF, gỗ finger…) sau đó dán veneer lên bề mặt đã phủ keo. Loại keo thường được sử dụng là UF, thành phần chính từ hợp chất NH4CL. Ưu điểm là không gây độc hại, kết dính tốt, đóng rắn nhanh và không thấm nước.

Bước 5: Ghép veneer vào cốt gỗ sau đó ép 2 lớp này lại bằng máy ép nguội hoặc nóng. Các thao tác này đều được thực hiện tự động.

Bước 6: Sau khi lớp veneer được nằm cố định trên cốt gỗ, dùng máy chà nhám để xử lý bề mặt, đánh bóng cho phẳng và mịn.

Bước 7: Kiểm tra sản phẩm sau đó mang đi phân phối.

Gỗ veneer có những loại nào?

Trên thị trường, hiện không thể xác định chính xác có bao nhiêu loại veneer, bởi ván gỗ veneer được làm từ việc xẻ mỏng các loại gỗ tự nhiên sau đó dán lên miếng ván veneer. Mỗi loại gỗ được xẻ và dán như vậy sẽ tạo nên một loại veneer khác.

Sau khi gỗ veneer được sản xuất xong và đóng thành sản phẩm, lớp veneer gỗ sẽ được nhìn thấy rất rõ nhưng không thể biết cốt bên trong là gì. Mỗi loại cốt gỗ sẽ có độ bền và khả năng thấm nước khác nhau.

>>> Có thể bạn quan tâm: Phòng ngủ master là gì? Những lưu ý khi thiết kế phòng ngủ master

Ưu và nhược điểm của gỗ veneer

Bất cứ sản phẩm nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng, gỗ veneer cũng không ngoại lệ.

Ưu điểm của gỗ veneer

  • Gỗ veneer mang tính thẩm mỹ cao: bề mặt gỗ veneer được phủ veneer có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên, do đó các sản phẩm làm ra có màu sắc và đường vân giống với gỗ tự nhiên. Bảng màu của gỗ veneer cũng rất đa dạng, đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng.
  • Gỗ veneer có giá rẻ hơn so với gỗ tự nhiên: màu sắc và đường vân của gỗ óc chó đẹp nhưng giá thành tương đối cao, thay vào đó khách hàng có thể lựa chọn các món nội thất gỗ veneer óc chó.
  • Bề mặt của gỗ veneer sáng bóng, hạn chế được tình trạng cong vênh, mối mọt.
  • Gỗ veneer có thể được điều chỉnh, sắp xếp, ghép vân theo nhiều cách khác nhau (ghép chéo, ngang, dọc thờ gỗ, đảo vân…) để tạo thành một sản phẩm có tính thẩm mỹ cao.
  • Gỗ veneer có thể làm ra nhiều mặt hàng và đồ nội thất có giá trị khác nhau.
Xem Thêm:  20 + Ý tưởng thiết kế phòng làm việc tại nhà tạo hứng khởi

hinh anh go veneer la gi tim hieu cach phan loai cac loai veneer so 7

Hình ảnh minh họa: Gỗ Veneer sở hữu nhiều ưu điểm về thẩm mỹ, giá thành, chất lượng

Nhược điểm của gỗ veneer

  • Do cốt gỗ làm từ gỗ công nghiệp nên gỗ veneer có khả năng chống nước hạn chế, dễ bị hỏng hay nứt. Gỗ veneer chỉ nên dùng ở những nơi khô ráo, ít tiếp xúc với nước. Các sản phẩm tủ, kệ bếp nên lau khô thường xuyên để tránh nước đọng lại lâu trên bề mặt gây nấm mốc.
  • Các tấm veneer có độ dày rất mỏng nên các sản phẩm nội thất làm ra có thể dễ bị trầy xước trong quá trình sử dụng.

Ứng dụng của gỗ veneer

Gỗ veneer được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Với bảng màu sắc đa dạng và vẻ ngoài giống với gỗ tự nhiên, gỗ veneer được sử dụng phổ biến để làm đồ nội thất như sàn gỗ, tủ, kệ sách, giường…

hinh anh go veneer la gi tim hieu cach phan loai cac loai veneer so 8

Hình ảnh minh họa: Gỗ Veneer được ứng dụng làm cửa gỗ

Không chỉ mang tính thẩm mỹ cao, gỗ veneer còn được ưa chuộng bởi chất lượng bền, tốt và giá thành vừa phải, được ứng dụng nhiều trong nội thất gia đình, văn phòng. Hy vọng bài viết trên đã giúp khách hàng hiểu thêm về khái niệm của gỗ veneer và ứng dụng của loại gỗ này trong đời sống.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Gỗ veneer là gì? Tìm hiểu cách phân loại các loại veneer tại Noithattoka.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *