Bạn đang xem bài viết Tầng lửng là gì? Các mẫu & lưu ý khi thiết kế tầng lửng đẹp tại Noithattoka.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đối với những ngôi nhà không quá lớn, tầng lửng được xây dựng để tối ưu hóa không gian sống và có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Hãy xem các bài viết sau để tìm hiểu gác lửng là gì và những điều cần cân nhắc khi thiết kế gác lửng.
Tầng lửng là gì?
Tầng lửng hay còn gọi là gác lửng, gác xép, là một tầng trung gian trong thiết kế kiến trúc nhà. Gác lửng không được tính là 1 tầng mà nằm vị trí ở giữa của 2 tầng, chiều cao trung bình từ 2.2m – 2.5m. Tầng lửng được bố trí nằm phía trên tầng trệt cùng với trần thấp.
Tầng lửng được thiết kế tại rất nhiều ngôi nhà mái bằng ở nước ta từ xưa, tuy nhiên theo thời gian, tầng lửng còn xuất hiện ở nhiều mẫu nhà khác nhau và mang tính thẩm mỹ cao.
Tầng lửng là giải pháp hoàn hảo cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ
Công dụng tầng lửng trong thiết kế nhà
Một trong những lý do tầng lửng rất được ưa chuộng trong thiết kế nhà ở chính là nhờ tính đa năng, tối ưu sử dụng:
- Đối với những căn nhà có diện tích lớn, việc thiết kế gác lửng sẽ giúp lấp đầy không gian trống đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho không gian nhà ở.
- Đối với những căn nhà có diện tích nhỏ gọn, việc xây thêm gác lửng sẽ giúp căn nhà tối ưu được chức năng sử dụng. Gia chủ có thể tận dụng phần diện tích này làm không gian sinh hoạt chung, phòng làm việc, phòng tập, phòng đọc sách…
- Đối với những ngôi nhà ít tầng cũng như chiều cao hạn chế, gác lửng có thể được sử dụng làm phòng chức năng như: phòng bếp, phòng ngủ nhỏ cho khách…
- Gác lửng được sử dụng làm mặt bằng kinh doanh, trưng bày hàng hóa, làm chỗ để xe hoặc nhà kho chứa đồ.
- Gác lửng tạo cảm giác chiều cao của trần nhà được tăng lên, giúp lấp đầy khoảng trống không gian sàn.
Quy định về thiết kế tầng lửng
Diện tích xây dựng tối thiểu và tối đa
- Gác lửng được thiết kế ở tầng trệt của công trình: Trong trường hợp chiều cao của tầng trệt tính từ nền của tầng trệt tới sàn lầu 1 không quá 5,8m và không thấp dưới 5m.
- Diện tích gác lửng phải không được vượt quá 80% diện tích của tầng trệt.
- Với nhà ở riêng lẻ, tầng lửng không tính vào số tầng chính thức khi diện tích sàn không vượt quá 65% diện tích sàn của tầng ngay bên dưới.
- Quyết định xây tầng lửng hay không là tùy thuộc vào chủ nhà, không bắt buộc
- Một số quận trong thành phố Hồ Chí Minh như quận 8 và quận 10, khi xin phép xây dựng, diện tích tầng lửng có thể lên đến 80% diện tích sàn của tầng dưới.
- Tùy từng khu vực và lộ giới, việc xây dựng gác lửng sẽ có quy định khác nhau. Lộ giới đường dưới 3m5 sẽ không được phép xây dựng tầng lửng.
Chiều cao của tầng lửng
Tầng lửng có thể được thiết kế làm phòng chức năng cho gia đình
Phân loại tầng lửng trong thiết kế nhà
Hiện nay, tầng lửng được phân làm 4 loại chính, bao gồm:
Tầng lửng phía sau
Tầng lửng phía sau là thiết kế thường gặp ở các công trình nhà phố hay nhà liền kề. Bố trí gác lửng ở phía sau ngôi nhà sẽ tạo thuận lợi cho việc quan sát tầng trệt cũng như tận dụng làm phòng sinh hoạt chung. Bên cạnh đó, tầng lửng ở vị trí này còn giúp tăng tính thấm mỹ hơn cho không gian phòng khách.
Tuy nhiên, thiết kế này sẽ làm cho không gian trệt ở phía sau bị thấp hơn và không gian gác lửng cũng bị cảm giác chật chội, không thoáng.
Tầng lửng bên hông
Lối thiết kế này yêu cầu nhà ở có không gian rộng rãi vì thế chỉ phù hợp với những công trình có diện tích đủ lớn.
Tầng lửng phía trước
Thiết kế gác lửng phía trước là vị trí lý tưởng nhất. Chủ nhà có thể tự do, thỏa sức sáng tạo với không gian này để tạo điểm nhấn cho căn nhà.
Tầng lửng trong phòng
Thông thường ở vị trí này, phần gác lửng sẽ được bố trí nằm trên toilet và được dùng làm phòng làm việc hoặc sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Ưu điểm của thiết kế này là sự thoải mái và riêng tư trong sinh hoạt. Tuy nhiên, chủ nhà chỉ có thể bố trí gác lửng nếu phòng ngủ dài hoặc có diện tích lớn.
Những lưu ý khi thiết kế tầng lửng
Các kiểu bố trí tầng lửng đẹp
Tầng lửng mang gam màu sáng, hài hòa với tổng thể căn nhà
*Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia.
*Hình ảnh trong bài viết mang tính minh hoạ.
Nguồn: Tổng hợp.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tầng lửng là gì? Các mẫu & lưu ý khi thiết kế tầng lửng đẹp tại Noithattoka.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.